CƠ SỞ KHOA HỌC SỬ DỤNG TRO BAY TRONG GẠCH TUYNEN VÀ GẠCH KHÔNG NUNG
1. Gạch Tuynen
Sử dụng tro bay trong sản xuất gạch tuynen dựa trên 2 cơ sở khoa học:
- Cơ sở 1: Tro bay có thành phần hóa gần giống với đất sét. Sử dụng tro bay trong sản xuất gạch tuynen như một chất độn giúp giảm lượng đất sét. Tro bay còn giúp giảm nứt do co ngót đối với các loại đất sét béo.
- Cơ sở 2: Tận dụng lượng than dư trong tro bay làm nhiên liệu đốt. Trong quá trình đốt than tại các nhà máy nhiệt điện vẫn còn một lượng than chưa cháy lẫn trong tro bay. Theo kết quả thử nghiệm nhiệt tro bay của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân nhiệt trị đạt 1140 Kcal/kg (trong khi nhiệt trị than cám 6a là 4850 Kcal/kg). Nhiệt trị này tương đương trong 1000g tro bay có 230g than cám 6a.
2. Gạch Không nung
Sử dụng tro bay trong sản xuất gạch tuynen dựa trên 2 cơ sở khoa học:
- Cơ sở 1: Các hạt tro bay có cấu trúc hình cầu, đường kính 5-10 µm. Với kích thướt bé các hạt tro bay có thể lắp đầy các lỗ rổng giữa các hạt cốt liệu trong gạch không nung thậm chí là các hạt xi măng. Từ đó nâng cao độ đặc chắc của gạch góp phần tăng cường độ, giảm độ thấm nước.
- Cơ sở 2: Phản ứng puzoland của tro bay. Trong quá trình đóng rắn của xi măng sẽ tạo ra một lượng vôi tự do Ca(OH)2, đây là thành phần có hại làm giảm cường độ, tăng độ thấm nước đối với chất kết dính xi măng. Thành phần silic SiO2 trong tro bay sẽ phản ứng với Ca(OH)2 theo phản ứng sau:
SiO2 + Ca(OH)2(tự do) + H2O → nCaO.mSiO2.pH2O (khoáng CSH)
Sản phẩm tạo thành dạng khoáng CSH có cường độ làm tăng độ đặc chắc. Tuy nhiên phản ứng puzoland diễn ra rất chậm.
Người viết: Admin
Ý kiến bạn đọc